CÁCH PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG CỦA COVID-19 VỚI CẢM CÚM THÔNG THƯỜNG

Làm thế nào để phân biệt được các triệu chứng của Covid-19 với cảm cúm thông thường?

Theo BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM: “Đa số các bệnh lây truyền qua đường hô hấp bao giờ cũng khởi điểm với các triệu chứng giống nhau như ho, sốt, … nên chúng ta mới dùng máy đo nhiệt độ. Chẩn đoán, xác định hiện nay vẫn là vấn đề xét nghiệm virus học dựa trên cơ sở của Bộ Y tế. Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều phải xét nghiệm, người ta phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch tễ… Chỉ khi có tiếp xúc với nguồn bệnh thì mới mắc bệnh, và đã có tiếp xúc với nguồn bệnh thì người bệnh phải có lịch sử đi từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Tác nhân gây bệnh phải có nguồn lây. Không phải cứ bị đau họng thì nghĩ mình bị nhiễm SARS-CoV-2. Chúng ta phải xác định mình đã tiếp xúc với ai? Nếu không xác định được thì mới nhờ tới bác sĩ.”

Những triệu chứng của bệnh COVID-19 dễ nhầm với các bệnh hô hấp thông thường khác. Để tránh những lo âu không đáng có, nhất là trong giai đoạn dịch đang diễn biến phưc tạp như hiện nay, bạn có thể dựa vào những triệu chứng ban đầu cùng với yếu tố dịch tễ để phân biệt.

1. Chẩn đoán phân biệt

Bộ Y tế khuyến cáo: “Cần chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác, bao gồm cả các tác nhân gây dịch bệnh nặng đã biết”.

– Với những người có biểu hiện ho, sốt, cúm… nhưng không có yếu tố dịch tễ cần được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán để loại trừ các tác nhân gây viêm đường hô hấp khác không phải do SASR-CoV-2.

– Trong trường hợp “Bệnh nghi ngờ” (người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác) cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS-CoV-2.

2. Chẩn đoán xác định căn nguyên

Xét nghiệm xác định virus bằng kỹ thuật realtime RT- PCR hiện được xem là phương pháp cho kết quả chính xác nhất hiện nay.

Những khuyến cáo phòng tránh mắc COVID-19

– Hạn chế tụ tập tại những nơi đông người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi nói chuyện.

– Hạn chế đi lại, du lịch khi có biểu hiện ho, sốt;

– Tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt; với vật nuôi và các động vật hoang dã;

– Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ;

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh trạm tay lên mắt, mũi, miệng;

– Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng cần bỏ khăn giấy vào thùng rác có lắp đậy;

– Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;

– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước để tăng cường miễn dịch cho cơ thể; nên bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tỏi đen, Nano Curcumin, Nấm Linh chi, Tảo Spirulina, Đông trùng hạ thảo,…

– Tiêm vác xin phòng bệnh cúm mùa và các bệnh lý khác;

– Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần gọi điện ngay tới đường dây nóng của Bộ Y tế hoặc Trung tâm Y tế gần nhất để được hướng dẫn;

– Sàng lọc sớm các bệnh truyền nhiễm hô hấp, tránh lây lan những người xung quanh.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Contact Me on Zalo